Khi thỏa thuận thực hiện bất kỳ một giao dịch nào, các bên thường lựa chọn lập hợp đồng để ghi nhận lại những thoả thuận đó. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng điện tử được xem có giá trị tương đương với hợp đồng giấy. Hãy cùng FAST theo dõi bài viết dưới đây để hiểu chi tiết về hợp đồng điện tử cùng 5 loại hợp đồng phổ biến nhất trong doanh nghiệp.
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng là một thỏa thuận pháp lý giữa hai hoặc nhiều bên, trong đó mỗi bên cam kết thực hiện hoặc không thực hiện một số điều khoản nhất định, nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Điều khoản này có thể bao gồm các điều khoản về việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, điều kiện thanh toán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, bảo mật thông tin và các điều kiện khác mà các bên đã thỏa thuận. Hợp đồng có thể được viết hoặc bằng lời nói, nhưng để đảm bảo tính pháp lý và rõ ràng, việc viết hợp đồng thường được ưa chuộng. Mục đích chính của hợp đồng là xác định quan hệ pháp lý và các cam kết giữa các bên, từ đó tạo điều kiện cho việc thực hiện các giao dịch và tránh tranh chấp sau này.
Khái niệm hợp đồng cũng được định nghĩa trong Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. “
Trong thực tế, hợp đồng thường xuất hiện trong các quan hệ mua bán tài sản, quan hệ lao động và nhiều lĩnh vực khác. Hợp đồng được coi như bằng chứng ghi lại những thỏa thuận của các bên về các nội dung đã cam kết.
Về nội dung hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận nội dung, các điều khoản của hợp đồng nhưng không được trái với quy định pháp luật. Nội dung cơ bản của một hợp đồng thường có các điều khoản sau:
- Thông tin của các bên thực hiện hợp đồng: Tên công ty, họ và tên, địa chỉ, số CMND…
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng điện tử được định nghĩa tương tự như hợp đồng giấy nhưng được ký kết trên không gian mạng, đồng thời vẫn đảm bảo đầy đủ giá trị pháp lý.
Hợp đồng điện tử là gì?
Luật giao dịch điện tử 2005 quy định: “Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên tham gia thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ gửi đi, nhận lại, đồng thời được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện tử, kỹ thuật số, quang học cùng các phương tiện điện tử khác.“
Điểm khác biệt lớn nhất của hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy chính là tính linh hoạt và tiện lợi: Hợp đồng điện tử có thể được ký kết từ xa, lưu trữ và quản lý dễ dàng trên các nền tảng số, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng tính bảo mật.
Khi nào cần giao kết hợp đồng điện tử?
Thời điểm giao kết hợp đồng điện tử thường xuất hiện khi các bên phát sinh thỏa thuận hoặc cần xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ trong giao dịch trực tuyến. Khi đạt được sự đồng thuận về một vấn đề cụ thể, các bên có thể nhanh chóng tiến hành soạn thảo hợp đồng điện tử, trong đó các quyền, nghĩa vụ và thông tin cần thiết được nêu rõ. Quy trình này giúp đảm bảo sự minh bạch, giảm thiểu rủi ro tranh chấp và hỗ trợ mối quan hệ hợp tác diễn ra thuận lợi hơn.
Đặc biệt, trong các giao dịch lớn, hợp đồng điện tử có thể tích hợp nội dung liên quan đến đặt cọc, thể hiện cam kết nghiêm túc của các bên trước khi tiến tới ký kết chính thức. Với sự tiện lợi, nhanh chóng và tính bảo mật cao, hợp đồng điện tử là giải pháp tối ưu để thực hiện các giao dịch trong môi trường số hóa hiện nay.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử tương tự như hợp đồng giấy
Hợp đồng điện tử sử dụng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý để thực hiện giao kết hợp đồng. Quy trình và nguyên tắc giao kết loại hợp đồng này phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, đảm bảo tính hợp pháp, bảo mật và minh bạch trong mọi giao dịch điện tử.
Luật Giao dịch điện tử 2005
- Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2005:
-
-
- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
-
- Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2005:
-
- Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
- Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.
- Điều 38 Luật Giao dịch điện tử 2005: Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử
Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội
Nguyên tắc này cho phép các bên tự do thỏa thuận và ký kết hợp đồng điện tử, miễn là nội dung và mục đích của hợp đồng không vi phạm pháp luật hoặc đi ngược lại đạo đức xã hội. Điều này tạo điều kiện để các bên thỏa mãn nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần, nhưng sự tự do này vẫn phải nằm trong giới hạn, đảm bảo lợi ích cộng đồng và trật tự công cộng. Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi ý chí của các bên phù hợp với quy định pháp luật và không được lợi dụng để trở thành công cụ bóc lột hoặc gây hại cho xã hội.
Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực
Hợp đồng điện tử phải được giao kết dựa trên sự tự nguyện và bình đẳng giữa các bên, không ai bị ép buộc hoặc bị cản trở trái ý muốn. Sự bình đẳng này đảm bảo không có sự phân biệt về hoàn cảnh kinh tế, giới tính, tôn giáo hay dân tộc. Đồng thời, các bên cần thể hiện thiện chí và trung thực trong quá trình giao kết, giúp phản ánh đúng ý chí và nguyện vọng của các bên tham gia.
Đảm bảo ý chí tự nguyện và sự công nhận pháp lý
Việc giao kết hợp đồng điện tử được coi là hợp lệ khi hình thức và nội dung của hợp đồng thể hiện một cách khách quan và trung thực mong muốn của các bên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đánh giá tính tự nguyện trong hợp đồng có thể gặp khó khăn do những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau.
Điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực
- Các bên giao kết hợp đồng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự: Các bên tham gia hợp đồng điện tử phải có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có khả năng tham gia vào các giao dịch hợp pháp.
- Sự đồng thuận của các bên: Các bên phải có sự đồng ý rõ ràng về các điều khoản trong hợp đồng. Điều này có thể thể hiện qua việc xác nhận thông qua chữ ký điện tử, thông điệp dữ liệu, hoặc các hình thức điện tử khác.
- Hình thức hợp đồng điện tử: Hợp đồng điện tử phải được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu, có thể được gửi, nhận và lưu trữ qua các phương tiện điện tử, đảm bảo dễ dàng truy xuất và kiểm tra khi cần thiết.
- Chữ ký điện tử: Để hợp đồng điện tử có hiệu lực pháp lý, các bên phải sử dụng chữ ký điện tử hợp lệ. Chữ ký điện tử phải được tạo ra bằng một phương pháp có thể xác thực được và có giá trị pháp lý, tương đương với chữ ký tay trong hợp đồng giấy.
- Đảm bảo bảo mật và tính toàn vẹn: Thông điệp dữ liệu trong hợp đồng phải đảm bảo tính toàn vẹn, không bị thay đổi trong quá trình truyền tải. Bảo mật của các giao dịch điện tử cũng cần được đảm bảo để tránh các rủi ro về thông tin và tài chính.
Khi tất cả những điều kiện trên được đáp ứng, hợp đồng điện tử sẽ có giá trị pháp lý tương tự như hợp đồng giấy.
5 loại hợp đồng phổ biến nhất trong doanh nghiệp
Hợp đồng lao động
- Mục đích: Ký kết giữa doanh nghiệp và nhân viên để thiết lập các thỏa thuận về quyền lợi, nghĩa vụ, thời gian làm việc, lương thưởng và các điều khoản liên quan đến công việc.
- Các loại chính:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng thời vụ/ngắn hạn.
Hợp đồng kinh doanh (Mua bán hàng hóa/dịch vụ)
- Mục đích: Ghi nhận thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng hoặc đối tác liên quan đến cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch thương mại.
- Các loại chính:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ.
Hợp đồng cung ứng/nhà thầu
- Mục đích: Ký với các nhà cung cấp hoặc nhà thầu phụ để đảm bảo các điều kiện cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc dịch vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Các loại chính:
- Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu.
- Hợp đồng thuê ngoài dịch vụ (gia công, bảo trì).
Hợp đồng hợp tác/đối tác chiến lược
- Mục đích: Thiết lập mối quan hệ hợp tác dài hạn với các đối tác nhằm phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường hoặc cùng thực hiện các dự án lớn.
- Các loại chính:
- Hợp đồng liên doanh, liên kết.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).
Một số loại hợp đồng thương mại khác
Ngoài các loại hợp đồng thường thấy ở trên còn một số loại hợp đồng khác như: Hợp đồng tổ chức đấu giá hàng hóa, hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng gia công trong thương mại…
Phần mềm quản lý hợp đồng điện tử Fast e-Contract
Giải pháp hợp đồng điện tử thông minh, giúp số hóa toàn bộ quy trình ký, vận hành mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tính pháp lý và độ an toàn bảo mật. Mang đến người dùng nhiều chức năng hữu ích như:
- Tạo lập chứng từ điện tử (hợp đồng, đơn hàng, đề nghị thanh toán…).
- Ký duyệt chứng từ điện tử thông qua kết nối với chữ ký số (USB Token, HSM…), Token qua email, OTP qua SMS, Remote Signing…
- Gửi thông báo yêu cầu xem xét, ký duyệt thông qua Email.
- Hủy/Đóng tài liệu, cho phép đính kèm văn bản, thông tin phục vụ hủy/đóng chứng từ.
- Tạo luồng ký tự động cho phép duyệt nhiều cấp cả 2 bên ký kết (bên mua, bên bán).
- Chứng thực hợp đồng điện tử (hợp đồng tích xanh): Kết nối trực tiếp với Trục hợp đồng điện tử của Bộ Công Thương để thực hiện xác thực hợp đồng.
- Sẵn sàng kết nối với các phần mềm ERP, phần mềm quản lý nhân sự… và các loại chữ ký số.
- Làm việc online 24/7 trên mọi thiết bị như máy tính, laptop, máy tính bảng và điện thoại di động.
Fast e-Contract phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp và mọi loại chứng từ như hợp đồng, chứng nhận điện tử, chứng từ nội bộ… Việc ứng dụng Fast e-Contract sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi từ quy trình hợp đồng truyền thống sang quy trình hợp đồng điện tử, giúp giảm đến 70% chi phí và 90% thời gian thực hiện hợp đồng.
>>> Tham khảo tại: https://fecontract.fast.com.vn/